Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Hóc xương cá nhỏ phải làm sao?

Tại các bệnh viện nhi Trung Ương hàng ngày có rất nhiều trẻ em đến khám do bị hóc xương cá. Trong các trường hợp hóc xương thì trẻ em bị hóc xương cá chiếm 95%. 

Các tình huống có thể là trẻ em tự ăn cơm với cá rồi vội nuốt do ham chơi, hoặc mẹ đút cho trẻ em ăn nhưng do sơ ý. Có những trường hợp rất nhẹ, chỉ cần khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng là có thể lấy ra được ngay, có những trường hợp hóc ở sâu hoặc do trẻ em không hợp tác cần phải nhập viện để nội soi gắp xương dưới gây mê, hoặc hiếm hơn có những trường hợp ở tỉnh xa do phát hiện muộn đến bệnh viện khi đã hình thành ổ áp-xe ở cổ.

Sau đây là những điều các bậc phụ huynh cần biết để chăm sóc trẻ em tốt hơn, phòng ngừa hóc xương cá hoặc có cách xử lý đúng cách khi trẻ bị hóc xương:

Có rất nhiều trẻ em đến khám do hóc xương cá

Dấu hiệu trẻ em bị hóc xương cá là gì?

- Tình huống thường gặp nhất là trước đó trẻ có ăn cơm với cá, sau đó có đau họng, khó uống, khó nuốt, nuốt đau hoặc một số ít trường hợp trẻ sẽ bị chảy nước bọt do không nuốt được vì đau, hiếm hơn trẻ bị khàn tiếng hoặc tắt tiếng do xương hóc vào thanh quản.

- Đặc biệt triệu chứng đau họng trong trường hợp hóc xương cá thật sự là cảm giác đau liên tục, chỉ cần nuốt là đau, làm cho trẻ em đứng ngồi không yên, khó chịu, bức rứt, quấy khóc.

Cần làm gì khi trẻ bị hóc xương cá?

Điều quan trọng duy nhất là đưa trẻ đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Bác sĩ sẽ làm gì cho trẻ trong trường hợp này ?

- Trẻ em sẽ được thăm khám kỹ để phát hiện xương cá hóc ở miệng, họng hay Amiđan. Cũng có thể trẻ không bị hóc xương thật sự mà chỉ đau họng do viêm họng, hoặc viêm amiđan khi đó các bác sĩ sẽ kê toa cho trẻ và dặn dò chế độ theo dõi sát.

- Một số trường hợp khác sẽ cho trẻ em chụp thêm phim X-Quang để có thể thấy được xương. Nếu xương cá ở sâu không thể gắp được hoặc trẻ em quấy khóc không hợp tác thì bác sĩ sẽ gây mê cho trẻ để lấy xương cá. Bạn cần chú ý rằng đây là tình huống xấu nhất vì khi gây mê cũng có một số tai biến dù rất ít.

Bạn làm gì để phòng ngừa khi trẻ em bị hóc xương cá?

Cá là một loại thực phẩm rất giàu đạm và có một số vitamine rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vì vậy trong khẩu phần ăn hàng ngày cá là món không thể thiếu. Tuy nhiên các bậc phụ huynh chúng ta cần chú ý một số điểm sau đây để tránh tai nạn đáng tiếc này:

Ÿ- Nên cho trẻ ăn những loại cá lớn thịt nhiều, xương ít, hoặc loại cá có xương lớn dễ bóc.

Ÿ- Khi bóc xương cá cho trẻ bạn nên kiểm tra lại một lần nữa trước khi cho trẻ ăn.

Ÿ- Với trẻ em lớn bạn cần giáo dục trẻ về mức độ nguy hiểm của hóc xương cá. Với trẻ nhỏ, bạn tuyệt đối không để trẻ ăn cơm với cá một mình, khi bạn chưa bóc hết xương.

- Khi trẻ đau họng bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ không nên tự ý mua thuốc uống vì có thể là một tình huống hóc xương không điển hình mà chúng ta không nhận biết được.

Tham khảo thêm bài viết về chữa hóc xương cá: cách chữa hóc xương cá nhỏ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét